Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010
Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010
Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010
GIAO TRINH CO SO KIEN TRUC 1
TAI LIEU DAY MAU NUOC
tai lieu nay duoc viet bang tieng Anh. Ban nao co von tieng Anh kha thi day la tai lieu rat huu ich. Nhung Ky thuat duoc huong dan trong tai lieu nay se giup ban co nhung ky nang tuyet voi. tai lieu nay la file pdf cac ban phai co acrobat.
http://www.mediafire.com/?mkhwjjt54yj
Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010
TAI LIEU CO SO KIEN TRUC 1
http://www.mediafire.com/?kyn2f5gvykm
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010
Phương pháp diễn họa kiến trúc
Ấp ủ ý định viết 1 bài về Phương pháp diễn họa đã lâu mà bận bịu chưa viết đc nên hôm nay , nhân dịp làm “tập tuyển họa” , tớ đây quyết định khua môi múa mép vài dòng gọi là tâm huyết . Đúng sai ở đâu mong anh em cứ thẳng tay mà trừng trị . Và cũng mong rằng topic này sẽ là nơi mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm diễn họa kiến trúc để mọi người cùng học hỏi .
Mở đầu tớ xin giới thiệu 1 chút về cái gọi là diễn họa Kiến trúc :
Kiến trúc là 1 ngành rất đặc trưng . 1 người Kiến trúc sư vừa có khả năng tư duy logic của 1 anh kỹ sư lại vừa có bàn tay và đôi mắt của 1 anh họa sỹ ( Mà đôi khi là có cả đôi tai của 1 ông nhạc sỹ như anh giai Nguyễn Vĩnh Tiến chẳng hạn ) Khả năng tư duy của 1 kỹ sư giúp cho KTS có thể tạo ra nền tảng vững chắc cho các công trình còn bàn tay và đôi mắt của 1 họa sỹ giúp KTS tạo nên nét đẹp cho các công trình đó . Chính vì vậy , để thể hiện được ý tưởng của mình , mỗi KTS phải rèn luyện khả năng thể hiện mỹ thuật của mình . Không hoàn toàn giống với phong cách phóng khoáng của những bức tranh mỹ thuật , các bản diễn họa kiến trúc phải thể hiện được nét đẹp dựa trên cơ sở các bản vẽ kỹ thuật có trước . Nếu phân tích 1 cách kỹ lưỡng chúng ta có thể thấy được rằng : Diễn họa kiến trúc là nghệ thuật hội họa trình diễn các công trình kiến trúc .
Ở các trường có đào tạo chuyên ngành kiến trúc , các sinh viên khi vào trường sẽ được học môn Phương pháp thể hiện kiến trúc ( Cũng chính là phương pháp diễn họa kiến trúc ) Các bài học mở đầu là các bài học để sinh viên có thể có được những nét vẽ chính xác nhất và đẹp nhất cùng với khả năng vẽ phối cảnh đúng luật xa gần . Chính vì vậy tớ cũng xin được bắt đầu từ phương pháp diễn họa kiến trúc bằng cách sử dụng nét vẽ đơn sắc ( Thường là sử dụng bút chì hoặc bút mực )
Khi diễn họa 1 công trình kiến trúc , ta thường phải tả công trình đó với những yêu cầu cao về tính thẩm mỹ của bản vẽ . Bản diễn họa thành công phải làm nổi bật ý đồ của công trình kiến trúc dựa trên việc diễn tả các yếu tố của công trình đó như : Hình dáng , chất liệu , chi tiết bề mặt .. ( Việc thể hiện các chi tiết phụ như cây cối , người , đồ vật ... cũng góp phần khá quan trọng khiến cho bản diễn họa thêm đẹp ) Để có thể đáp ứng được yêu cầu đó với 1 cây bút chì ( hoặc bút mực) bạn cần chú ý đến cách sử dụng nét vẽ của mình Sau đây tớ xin liệt kê ra 1 số loại nét thường sử dụng trong diễn họa kiến trúc bằng bút chì ( hoặc bút sắt ...)
Nét gạch thẳng
Nét rối
Nét xoắn
Nét đứt đoạn
Phương pháp chấm
... ( chỉ nhớ đến thế này thôi anh em thông cảm )
Phẩn liệt kê , điểm danh các loại nét tạm thời như trên . Sau đây tớ xin nói về công dụng của đám chúng nó
Nét gạch thằng khi bạn thay đồi chiều gạch sẽ ra được các loại nét như nét đan caro , nét gạch chéo ... Các loại nét này có tác dụng tạo ra chiều hướng cho đối tượng cần vẽ . Ví dụ , khi bạn vẽ 1 mảng tường được chiếu sáng theo chiều hướng chéo lệch về 1 bên bạn nên áp dụng loại nét này . Các đường gạch chéo theo chiều ánh sáng sẽ tạo ra hiệu quả về sáng tối và sẽ khiến cho người xem thấy được tương quan vị trí giữa bức tường và nguồn sáng . 1 ví dụ khác là khi bạn vẽ cây trong gió . Trong trường hợp này , nếu bạn sử dụng các loại nét xoắn và nét rối để diễn tả tán lá cây , bạn sẽ không đạt được hiệu quả như ý . Những nét gạch thẳng ngắn , theo 1 chiều sẽ có tác dụng hơn rất nhiều ...
Nét xoắn và nét rối thường được sử dụng nhiều khi bạn diễn họa các vật liệu có cấu tạo phức tạp không theo1 trật tự nào mà điển hình là cây cối , cỏ rạ , đất đá , ... Việc sử dụng nét rối và nét xoắn cũng khá đơn giản . Bạn chỉ cần tăng độ rối và độ xoắn ở những chỗ đậm , khuất sáng và thưa dần ở những chỗ nhạt , nhiều sáng . Thêm nữa bạn cũng cần chú ý , không phải lúc nào vẽ cây cối , cỏ rạ , đất đá ... cũng dùng nét rối và nét xoắn . Bạn nên quan sát kỹ cấu tạo của chúng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là sẽ dùng loại nét nào . Ví dụ như khi vẽ cây trong gió thì nên dùng nét gạch thẳng
Nét đứt đoạn dùng để diễn tả những đối tượng ở xa hoặc những đối tượng mà ta quan sát 1 cách không trực tiếp . Ví dụ như khi bạn vẽ 1 vật ở sau tấm kính (hoặc là ở dưới nước ...) bạn nên dùng loại nét này
Phương pháp chấm dùng nhiều khi bạn diễn tả các đối tượng có bề mặt mịn và có độ tĩnh cao . Bạn có thể thấy phương pháp này rất nhiều trong các bản diễn họa các công trình kiến trúc có khối tròn và bề mặt mịn ...
Tớ nghĩ còn rất nhiều những loại nét thường dùng trong diễn họa kiến trúc mà trên đây tớ chưa thể dẫn ra hết . Rất mong các bạn đóng góp ý kiến bổ xung . Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn để chủ để này có thể giúp ích cho nhiều người.
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010
THÔNG BÁO
THAIDAIGIA
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010
Tuyển họa - Kiến Trúc Nhập Môn
+ thứ 1: Tập tuyển họa gồm có mười bài được vẽ thống nhất trên khổ A4 và được đóng thành tập.
+ thứ 2: Bài vẽ "kiến trúc là gì" và " Thiết kế phòng làm việc cá nhân" các bạn cũng ghép vào đóng chung trong tập tuyển họa. Bạn nào bài " Thiết kế phòng làm việc cá nhân"bị điểm B thì các bạn vẽ lại và đóng vào tập tuyển họa luôn.
+ thứ 3: Nội dung các bài thì như thầy đã dặn. gồm có : cấu trúc nặng, cấu trúc nhẹ, phỏng sinh học, không gian kiến trúc ( 2, 3, 4 không gian ), kích thước kiến trúc ( tỉ lệ hình học, tỉ lệ kích thước ), một số công trình kiến trúc tâm đắc.
+ thứ 4: Bài vẽ có thể được thể hiện ở nhiều chất liệu, bút kim, bút sắt, chì, màu nước, màu sáp, màu chì ...
+ thứ 5: Số bài vẽ không hạn chế, các bạn có thể nộp nhiều hơn 10 bài nhưng ko được ít hơn đâu nhé.
Giờ là một số thông tin về cách thức thi kiến trúc nhập môn: hình thức thi là bán trắc nghiệm, sẽ có 10 câu hỏi xoay quanh nội dung chương trình học. Thời gian thi là 1 giờ đồng hồ. Không được sử dụng tài liệu. Khi đi thi cần mang CMND, thẻ SV, Biên lai học phí. Giấy làm do hội đồng coi thi phát, các bạn không cần chuẩn bị giấy, chỉ mang bút, thước theo là được.
Còn sau đây là một số bài tuyển họa đẹp mà mình sưu tầm được. các bạn có thể tham khảo bổ trợ cho bài làm của mình.
MIT 'S NEWS
+ LỊCH THI CÁC MÔN CÒN LẠI NHƯ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, TOÁN CAO CẤP A1 VÀ ANH VĂN 1 HIỆN CHƯA CÓ. KHI NÀO CÓ LỊCH CỤ THỂ SẼ ĐƯỢC D8ANG TẢI TRÊN TRANG NÀY.
+ ĐIỂM THI CŨNG NHƯ DANH SÁCH THI LẠI 2 MÔN KIẾN TRÚC NHẬP MÔN VÀ HÌNH HỌC HỌA HÌNH VẪN CHƯA CÓ. NÊN CÁC BẠN CỨ YÊN TÂM!